PHÙ HIỆU XE TẢI
Phù hiệu xe tải là gì?✅ Tại sao phải làm phù hiệu xe tải?✅ Thủ tục làm phù hiệu xe tải?✅ Giá phù hiệu xe tải 1 năm bao nhiêu?✅ Mức phạt khi không có phù hiệu xe tải?✅ Là những câu hỏi thường xuyên chúng tôi nhận được, hôm nay tôi sẽ viết bài viết này để giải quyết những thắc mắc của các bạn một cách chi tiết nhất. Cùng mình tìm hiểu nhé!
Phù hiệu xe tải là gì?
Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ - CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 63/2014/TT - BGTVT các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải cấp. Đặc biệt là đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phải có phù hiệu xe tải, cụ thể như sau:
- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE TẢI” theo mẫu quy định;
- Xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” theo mẫu quy định;
Đồng thời, Điều 54, 55 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý, sử dụng phù hiệu và thủ tục xin cấp phù hiệu như quy định tại các như sau:
Điều 54. Quy định chung về quản lý, sử dụng phù hiệu, biển hiệu
1. Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.
2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu
a) Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, XE HỢP ĐỒNG”, “XE CÔNG - TEN - NƠ”, “XE TẢI”, “XE TRUNG CHUYỂN” có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
b) Phù hiệu “XE NỘI BỘ” có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
c) Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học có giá trị như sau: Tết Nguyên đán không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không quá 10 ngày.
Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu
1. Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và có văn bản chứng nhận đủ điều kiện vận tải khách du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Sở Giao thông vận tải cấp biển hiệu cho xe ô tô tham gia hoạt động vận tải khách du lịch theo quy định.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia khai thác trên tuyến khi có văn bản chấp thuận khai thác tuyến; chấp thuận điều chỉnh tần suất chạy xe; thông báo thay xe, bổ sung xe nhưng không làm tăng tần suất chạy xe của doanh nghiệp, hợp tác xã và khi phù hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hư hỏng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Xe đang tham gia khai thác vận tải hành khách tuyến cố định, nếu có nhu cầu vận chuyển hành khách theo hợp đồng thì doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp phù hiệu xe hợp đồng.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia khai thác trên tuyến khi có văn bản công bố tuyến, chấp thuận bổ sung, thay thế xe và khi phù hiệu hết hiệu lực, bị mất, bị hư hỏng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.
c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
6. Cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ”
Đơn vị có xe ô tô vận tải nội bộ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
7. Cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”
Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” được cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang tham gia khai thác tuyến cố định trên địa bàn địa phương. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
c) Bản sao công bố tuyến, chấp thuận khai thác tuyến của cơ quan quản lý tuyến.
8. Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.
9. Trường hợp phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hỏng thì được cấp lại. Đối với phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày. Việc cấp lại thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.
10. Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm nộp lại cho Sở Giao thông vận tải phù hiệu đã cấp cho xe tăng cường để phục vụ vận chuyển khách trong các dịp Lễ, Tết, các kỳ thi tuyển sinh và phù hiệu xe hợp đồng cấp cho xe chạy tuyến cố định ngay sau khi phù hiệu hết hiệu lực.
11. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
a) Kiểm tra quá trình thực hiện các điều kiện kinh doanh, chế độ báo cáo của đơn vị kinh doanh vận tải và việc chấp hành các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe.
b) Hủy phù hiệu, biển hiệu bị buộc thu hồi, bị hỏng do đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại.
12. Thủ tục xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 25 của Thông tư này gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký thực hiện gỡ bỏ phương tiện đã xác nhận khỏi hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu thực hiện cập nhật phương tiện kể từ khi cấp phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện.
Mức phạt xe không có phù hiệu là bao nhiêu?
Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, lộ trình lắp hộp đen xe tải đối với mỗi loại xe có trọng tải khác nhau sẽ có khung thời gian quy định khác nhau. Nhưng trên thực tế, thống kê mới nhất từ Tổng cục Đường Bộ Việt Nam vừa thống kê chỉ thực thi khoảng 1/3 lượng xe trong cả nước, 2/3 còn lại thì phần chưa lắp hoặc lắp không đúng tiêu chuẩn, mất tín hiệu và cố tình lắp đặt theo kiểu cho có đối phó với nhà nước.
Cách bỏ phù hiệu xe tải( thanh lý hợp tác xã) xem chi tiết TẠI ĐÂY
- Chính vì vậy, Vấn đề về mức phạt xe tải không có phù hiệu mới nhất có nhiều thay đổi lớn buộc những cá nhân, doanh nghiệp, nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình phải thực thi đúng với quy định đề ra.
Vậy mức phạt mới nhất năm 2020 hiện nay đối với xe không lắp định vị, phù hiệu là bao nhiêu?
- Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về mức xử phạt không phù hiệu như sau:
+ Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
Khoản 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không có; hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Khoản 9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5;
Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
+ Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Khoản 8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6
+ Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này.”
===> Tóm lại, Mức phạt xe tải không có phù hiệu mới nhất sẽ không nhỏ tý nào đối với doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia giao thông mà phương tiện nằm trong khung bắt buộc lắp đặt hộp đen ô tô, giám sát hành trình mà không lắp đặt hoặc không có phù hiệu xe đúng quy định đều bị tước giấy phép lái xe 30 ngày và mức phạt 4.000.000- 12.000.000 trên 1 lần vi phạm. (tùy theo mức độ vi phạm).
Phù hiệu xe tải
Thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải
Bước 1: Lắp định vị hợp chuẩn của bộ giao thông vận tải, sau đó đi đăng kiểm để khai báo với cục đăng kiểm. Sau đó sổ đăng kiểm của quý khách sẽ được tích dấu chéo là đã lắp hộp đen kinh doanh vận tải như hình bên dưới.
Kiểm định xe tải
Mẹo bấm biển số xe đẹp: Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ.
- Đối với cá nhân :
1. Giấy đăng ký xe ( cà vẹt xe) sao y công chứng 2 bản. Nếu vay ngân hàng thì xin giấy sao y có mộc của ngân hàng mà bạn đang thế chấp.
2. Sổ đăng kiểm xe có tích Hộ Đen Định Vị và kinh doanh vận tải ( 2 bản photo công chứng)
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe có kinh doanh vận tải ( 2 bản phô tô )
4. Hợp đồng Hộ Đen Định Vị có sự nghiệm thu của đơn vị cung cấp
5. Chứng minh nhân dân, bằng lái xe ( bằng C đối với xe trên 3.5 tấn) mỗi cái 2 bản phô tô, giấy khám sức khỏe của tài xế
- Đối với công ty.
1. Giấy đăng ký xe ( cà vẹt xe) sao y công chứng 2 bản. Nếu vay ngân hàng thì xin giấy sao y có mộc của ngân hàng mà bạn đang thế chấp.
2. Sổ đăng kiểm xe có tích Hộ Đen Định Vị và kinh doanh vận tải ( 2 bản photo công chứng)
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe có kinh doanh vận tải ( 2 bản phô tô )
4. Hợp đồng Hộ Đen Định Vị có sự nghiệm thu của đơn vị cung cấp
5. Chứng minh nhân dân, bằng lái xe ( bằng C đối với xe trên 3.5 tấn) mỗi cái 2 bản phô tô, giấy khám sức khỏe của tài xế
6. Giấy phép kinh doanh vận tải
7. Hợp đồng dịch vụ vận chuyển với Hợp tác Xã
Bước 3. quý khách nộp trọn bộ hồ sơ này cho Hợp Tác Xã, HTX sẽ nộp lên Bộ Gia Thông Vận tải. Nếu hồ sơ đạt chuẩn, thời gian nhận phù hiệu là 3 ngày đối với xe mang biển số Thành Phố. và 10 ngày đối với xe mang biển số tỉnh.
Trên đây là các bước chuẩn bị giấy tờ xin cấp phù hiệu xe tải.
===>>>Nhưng đến với chúng tôi không cần phải thủ tục rùm rà như thế: Chỉ cần chụp CÀ VẸT, SỔ ĐĂNG KIỂM cùng với THÔNG TIN ĐỊNH VỊ là đủ. Đặc biệt làm nhanh chóng TRONG VÒNG 2 NGÀY LÀM VIỆC với giá rẻ, giao hàng miễn phí trên toàn quốc. Liên hệ ngay 0908.966.501 để được biết thêm chi tiết.
Thủ tục rút - nhập hồ sơ xe tải, sang tên xe: Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Vậy lắp định vị và làm phù hiệu vận tải ở đâu? Uy tín? Giá rẻ?
Để trả lời câu hỏi mà nhiều người quan tâm này: Tôi xin trả lời>>> Công ty chúng tôi chuyên cung cấp, lắp đặt định vị và làm phù hiệu vận tải với giá rẻ nhất thị trường Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Để được giá tốt nhất vui lòng liên hệ Hotline: 0908.966.501.